Danh Mục

Giải bài 3 (8.3) trang 57 vở thực hành Toán 7 tập 2


Chọn ngẫu nhiên một số trong tập hợp {2; 3; 5; 6; 7; 8; 10}. Trong các biến cố sau, biến cố nào là biến cố chắc chắn, biến cố không thể hay biến cố ngẫu nhiên? A: “Số được chọn là số nguyên tố”. B: “Số được chọn là số bé hơn 11”. C: “Số được chọn là số chính phương”. D: “Số được chọn là số chẵn”. E: “Số được chọn là số lớn hơn 1”.

Đề bài

Chọn ngẫu nhiên một số trong tập hợp {2; 3; 5; 6; 7; 8; 10}. Trong các biến cố sau, biến cố nào là biến cố chắc chắn, biến cố không thể hay biến cố ngẫu nhiên?

A: “Số được chọn là số nguyên tố”.

B: “Số được chọn là số bé hơn 11”.

C: “Số được chọn là số chính phương”.

D: “Số được chọn là số chẵn”.

E: “Số được chọn là số lớn hơn 1”.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Biến cố gồm có ba loại:

+ Biến cố chắc chắn là biến cố biết trước được luôn xảy ra.

+ Biến cố không thể là biến cố biết trước được không bao giờ xảy ra.

+ Biến cố ngẫu nhiên là biến cố không biết trước được có xảy ra hay không xảy ra.

Lời giải chi tiết

Nếu số được chọn là 3 (số nguyên tố lẻ) thì biến cố A là biến cố xảy ra, biến cố D là biến cố không xảy ra; nếu số được chọn là 6 (là hợp số, số chẵn) thì biến cố A là biến cố không xảy ra, biến cố D là biến cố xảy ra. Do đó, hai biến cố A và D là các biến cố ngẫu nhiên.

Tập hợp số {2; 3; 5; 6; 7; 8; 10} đều bé hơn 11, lớn hơn 1 và không có số nào là số chính phương. Do đó, biến cố B là biến cố chắc chắn, biến cố C là biến cố không thể, biến cố E là biến cố chắc chắn.


© 2025 Luyện Thi 24/7. All Rights Reserved